RĂNG TRẺ EM

27-10-2020

Bệnh răng miệng ở trẻ em không chỉ có mỗi sâu răng , nhưng nó lại là căn bệnh chính gây ra các bệnh khác như viêm nướu, viêm tủy.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ có rất nhiều và theo như các nha sĩ tại Nha khoa Home - 30 Triệu Việt Vương có một vài nguyên nhân chính trực tiếp như sau:

- Thức ăn, đồ uống có đường là nguyên nhân gây sâu răng cao nhất ở trẻ
 (Một số loại thực phẩm có chất dính như kẹo dẻo, khoai tây, bim bim)
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Và theo nguyên nhân khách quan thì do cơ thể bé yếu, sự hấp thụ canxi còn kém nên hàm răng bé phát triển yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Nước bọt có tác dụng chống lại mảng bám và vi khuẩn trong miệng, khi tuyến nước bọt bị ảnh hưởng, nguy cơ sâu răng của trẻ cũng cao hơn.

Hàn răng cho trẻ
Có rất nhiều các bậc phụ huynh nghĩ rằng, răng sữa sẽ thay thế bằng răng vĩnh viễn, việc hàn răng sữa cho trẻ sẽ không mang lại lợi ích gì?

Quan điểm trên đây của nhiều bậc phụ huynh là sai lầm, dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé. Có nghiệm rất nhiều năm về vấn đề nha khoa trẻ em, bác sĩ Nguyễn Anh Ngọc - Giám đốc chuyên môn tại Nha khoa Home 30 Triệu Việt Vương có lời khuyên như sau:

Để có bộ răng sữa và răng vĩnh viễn sau này đẹp và khỏe mạnh việc chăm sóc răng trẻ em từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên là điều cần thiết.
Trong trường hợp răng của trẻ bị sâu, nếu các bậc cha mẹ không quan tâm và hàn răng sâu ở trẻ mà để mặc chiếc răng sâu ấy sẽ làm cho tình trạng ngày càng trầm trọng, khiến trẻ ngày càng đau nhức hơn.
Nếu răng bị sứt, mẻ…làm lộ ngà răng mà không được hàn trám răng sẽ khiến răng bị kích ứng khi ăn nhai, tạo cảm giác đau nhức, khó chịu, từ đó trẻ không ăn được nhiều.
Răng sâu nếu không nạo sạch và tiến hành hàn răng thì răng sữa sẽ bị hủy hoại và dẫn đến viêm tủy răng, viêm chóp răng, làm ảnh hưởng đến xương ổ răng…và khiến cho răng bị rụng sớm, răng vĩnh viễn chưa kịp mọc lên, sau này răng không mọc thẳng hàng mà lệch lạc, chen chúc.
Bên cạnh đó, răng sữa rụng sớm mà răng vĩnh viễn chưa mọc sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ, âm phát ra không được tròn tiếng.
Vì vậy, việc hàn răng cho bé là một việc rất cần thiết.


Các thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển hàm của trẻ nhỏ
Theo thống kê, có đến 75% trẻ em trong độ tuổi tăng trưởng bị mắc chứng khớp cắn sai và sự phát triển mặt không đúng, vậy nguyên nhân là gì? Đó chính là các thói quen xấu của trẻ mà các bậc phụ huynh chúng ta thường không hay để ý đến như:

Thói quen mút tay và mút núm vú có thể dẫn đến răng cửa hàm trên mọc chìa ra ngoài làm thưa các răng và dễ bị gãy khi va chạm. Khi mút tay, má hóp lại làm cho răng. hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới làm sai lệch khớp cắn.
Tật đưa lưỡi ra trước và tật cắn môi dưới nó có thể làm trẻ bị hô răng trên và khớp cắn hở.
Tật thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng, làm lệch lạc răng và hàm, dễ gây sâu răng và dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Tật chống cằm thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì.
Tật mút môi trên gây hô hàm dưới tức là hàm dưới đưa ra hàm trên lép vào.
Chỉnh nha cho trẻ em
Độ tuổi nào niềng răng cho trẻ em là phù hợp nhất? 
Niềng răng – chỉnh nha cho trẻ em là dịch vụ nha khoa trẻ em được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên, không phải độ tuổi nào cũng có thể niềng răng được. Tùy theo từng giai đoạn mọc răng mà sẽ có phương pháp nắn chỉnh răng phù hợp.

Niềng răng trẻ em thường được chia làm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Khi răng sữa bắt đầu nhú nên cho đến khi bé bước vào độ tuổi thứ 5.

Giai đoạn 2: Lúc bé từ 6 – 12 tuổi. Đây là giai đoạn tiền chỉnh nha cho trẻ em. Ở độ tuổi này, nếu thấy răng của trẻ mọc lên có dấu hiệu lệch lạc thì cha mẹ nên cho bé đến nha khoa để bác sỹ thăm khám và có phương pháp định hình răng phù hợp, giúp răng mọc đúng vị trí, tránh để việc lệch lạc ảnh hưởng đến các răng khác.

Giai đoạn 3: Thời điểm bé ở độ tuổi từ 13 – 21 tuổi.

Tư vấn trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Nhập thông tin liên hệ phía dưới để đươc đội ngũ y bác sĩ nha khoa Hoàng Yến tư vấn

Họ & tên

Số điện thoại

Email

back-to-top.png